Cây ba kích là gì
Người ta thường gọi ba kích với tên khác như dây ruột gà, ba kích thiên (Trung Quốc), Chẩu phóng xì (Quang Ninh), tên khoa học là Morinda officinalis stow, thuộc họ nhà Cà phê (Rubiaceae).
Là loại sống nhiều năm, cây dây leo thân quấn, rễ phình to thắt lại từng khúc, thân mảnh, lông mịn. Lá thuôn nhọn hình bầu dục hoặc hình mác, mọc đối, phiến lá cứng, có hình bầu dục thuôn nhọn, cuống ngắn, có nhiều lông tập trung ở gân, mép, khi về già lông ít đi, lúc non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím. Mỗi lá có chiều dài từ 6 đến 15cm, rộng từ 2,5 đến 6cm.
Ngọn màu tím, có cạnh, có lông nhưng khi về già thì lại nhẵn. Lá kèn thì nhẵn và ôm sát vào thân. Hoa nhỏ, tập trung thành tán ở đầu cành, khi mới nở có màu trắng, dần dần ngả vàng, trang hoa liền với phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, lúc chính màu đỏ, có cuống riêng rẽ.
Phân bố và thu hoạch ba kích
Ba kích có nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Phú Thọ. Mọc hoang ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng rừng thứ sinh, xen lẫn cây bụi và dây leo chi chít hoặc bên bờ nương rẫy. Phân bố chủ yếu ở độ cao 100m so với mặt nước biển, càng cao hơn càng ít đi, từ độ cao 100m rất hiếm gặp.
Mùa hoa nở từ tháng 5 – 6, mùa quả từ tháng 7 – 10, cây độ 3 tuổi là có thể thu hoạch rễ và củ làm dược liệu. Rễ mang phơi khô đường kính 5mm, cắt khúc dài 5cm, bên ngoài có vân, màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt, bên trong thì có màu tím hoặc hồng. Ở thập kỷ 70, người ta có thể thu hoạch được hàng chục tấn ba kích mỗi năm.
Theo y học dân gian, rễ ba kích có tác dụng chống viêm trên mô, tăng sức đề kháng, hạ huyết áp, bổ thận, tráng dương, đỡ mệt mỏi, tăng cân, tăng cơ lực, giảm các triệu chứng đau khớp, tăng cường sức dẻo dai….
Thành phần hóa học của ba kích
Bao gồm: Antraglycozid, anthraquinon, nhựa, acid hữu cơ tinh dầu, đường…; rễ cây tươi có vitamin C, rễ khô không có.
Các loại ba kích và cách phân biệt
Ở Việt Nam có 2 loại ba kích là: ba kích tím và ba kích trắng. Vỏ củ ba kích tím có màu vàng sậm, phần thịt có sắc tím, trong khi ba kích trắng màu vàng nhạt, phần thịt màu trắng trong. Đặc biệt khi ngâm rượu thì ba kích tím làm rượu chuyển sang màu tím còn ba kích trắng thì không.
Ba kích tím có nhiều tác dụng tốt hơn và khi ngâm rượu cũng ngon hơn nên được sử dụng phổ biến hơn và có giá cao hơn ba kích trắng.
Tác dụng của ba kích
1. Điều trị liệt dương, ăn nhiều, ngũ lao, hạ khí, thất thương
3 kg Ba kích thiên, 3kg Ngưu tất (sống) ngâm cùng 5 đấu rượu, sau đó uống.
2. Điều trị đi đứng khó khăn, đau lưng do phong hàn
60g Ba kích cùng với 120g Ngưu tất, 60g Khương hoạt, 60g Quế tâm, 60g Ngũ gia bì, 80g Đỗ trọng bỏ vỏ đã sao hơi vàng, 60g Can khương 60g. Đem hổn hợp trên tán thành bột, trộn mật làm hoàn, sử dụng với rượu ấm.
3. Điều trị liệt dương:
Ba kích, Ích trí nhân, Đỗ trọng, Ngũ vị tử, Phục linh, Ngưu tất, Sơn dược, Thỏ ty tử, Sơn thù, Tục đoạn, Xà sàng tử, Viễn chí, mỗi loại 30g và Nhục thung dung 60g đem tán thành bột. Luyện mật làm làm thành hoàn. Ngày uống 12g đến 16g và uống lúc đói.
4. Điều trị thân hư, di tinh, dương úy
15g Ba kích, 15g Thục địa,12g Sơn thù du, 12g Kim anh sắc uống.
5. Điều trị thận hư, đi tiểu nhiều lần, di liệu
Ba kích, thọ tu tự, sơn thù du, tang phiêu tiêu, mỗi loại 12g đem tán thành bột hoặc sắc uống.
6. Bổ thận, tráng dương
30g Ba kích, 300g thịt trai thêm một ít gừng tươi, gia vị, và nước đủ dùng. Nước đun sôi thì cho thịt trai đã thái miếng và Ba kích vào, vặn nhỏ lửa khoảng 3 giờ, nêm gia vị. Ăn cùng với cơm.
7. Điều trị bệnh huyết áp cao
Ba kích, Tri mẫu, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Ðương quy, Hoàng bá đều 12g và 600ml nước, sắc cho đến khi còn 200ml. Chia đều uống 3 lần/ngày. Điều trị khoảng 3 tháng.
8. Điều trị kinh nguyệt không đều, tử cung bị lạnh, xích bạch đới hạ
Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt (Ba Kích Hoàn – Cục Phương).
9. Điều trị tiểu nhiều
Ba kích (bỏ lõi) và Ích trí nhân 2 vị chưng cùng muối và rượu, Thỏ ty tử, Tang phiêu tiêu cùng chưng với rượu. Lấy mỗi hỗn hợp 1 phần, đem tán thành bột. Dùng rượu chưng hồ nặn thành những viên hoàn,to bằng hạt ngô. Uống 12 viên 1 lần cùng với rượu pha muối hay sắc uống với muối.
10. Điều trị bạch trọc:
Ba kích đem bỏ lõi rồi chưng rượu, Thỏ ty tử chưng rượu một ngày rồi sấy khô, Phá cố chỉ (sao), Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử, mỗi vị đều lấy 40g tán thành bột. Thêm rượu hồ vào hỗn hợp nặn thành viên. Uống khi đói với nước pha rượu.
11. Điều trị tiểu không tự chủ, đau bụng
Ba kích đã bỏ lõi, Sinh địa, Nhục thung dung, mỗi vị 60g; Tang phiêu tiêu, Sơn dược, Thỏ ty tử, Tục đoạn đều lấy 40g; Sơn thù du, Quan quế, Phụ tử (chế), Ngũ vị tử, Long cốt thì khoảng 20g cộng thêm 16g Viễn chí, 12g Đỗ trọng đã sao sau khi ngâm rượu, 4g Lộc nhung đem tán thành bột, làm thành viên 10g. Uống 2-3 viên/ngày.
12. Điều trị mặt trắng nhạt, mạch yếu, buồn sầu ca khóc
Ba kích bỏ lõi, Hồi hương đã sao, Bạch long cốt, Nhục thung dung đem tẩm rượu, Ích trí nhân, Bạch truật, Phúc bồn tử, Mẫu lệ, Cốt toái bổ bỏ lông,Thỏ ty tử, Nhân sâm, mỗi loại 40g tán thành bột. Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 10g-20g.
13. Điều trị thận hư hàn, liệt dương, tiểu nhiều, lưng và gối đau, không muốn ăn uống, đứng ngồi không có sức, xương khớp yếu, bụng đầy trướng và yếu lạnh ở bàng quang, vùng rốn:
Ba kích, Lộc nhung, Nhục thung dung, Phụ tử, Thạch hốc, Thục địa, mỗi vị 30g cùng với Bạch linh, Chỉ xác, Hoàng kỳ, Mẫu đơn, Ngưu Tất, Mộc hương, Nhân sâm, Phúc bồn tử, Quế tâm, Sơn thù, Tân lang, Thự dư, Tiên linh tỳ, Tục đọa, Viễn chí, Xà sàng tử mỗi loại 22g đem tán thành bột, hoà mật làm thành viên. Uống 16g-20g/ ngày cùng với rượu nóng, uống lúc đói.
14. Điều trị thận bị hư lao, tay chân tê, đau lưng, chân đau, ăn không tiêu, khát, bụng ngực đầy trướng, bụng dưới lạnh đau, nôn ra nước chua, tiểu són, táo bón
Ba kích, Nhục thung dung, Thiên hùng, Thỏ ty tử, Thục địa, Trầm hương, Tục đoạn mỗi loại 30g, Bá tử nhân, Bạch linh, Đỗ trọng, Ngưu Tất, Ngũ gia bì, Phòng phong, Thạch hộc, Phúc bồn tử, Thạch long nhuận, Thự dự, Thạch nam, Viễn chí, Tỳ giải, Xà sàng tử đều 22g cùng với 40g Thiên môn đem tán thành bột, trộn mật làm thành viên. Uống 16g-20g/ ngày, uống cùng với rượu lúc đói.
15. Điều trị mặt xạm đen, miệng bị khô, hư thoát nguyên khí, chảy nước mắt sống, tai ù, lưng nặng, đau, đau nhức các khớp xương, âm hư, đổ mồ hôi trộn
90g Ba kích, 120g Ngô thù, 180g Lương khương 180g, 120g Nhục quế, 60g Thanh diêm, 500g Tử kim đằng đem tán thành bột rồi trộn cùng rượu nếp làm thành viên. Uống 16g- 20g cùng nước muối loãng hoặc rượu hoà ít muối.
16. Điều trị lưng đau, gối mỏi, đau khớp xương, chuột rút, liệt dương, thận hư
Ba kích, Ngưu tất, Thạch hộc, mỗi loại 18g, Đương quy 20g, Khương hoạt, Sinh khương đều 27g, Tiêu 2g đem giã thêm 2l rượu, đậy nắp kín nấu khoảng giờ, bắc ra ngâm trong nước cho đến khi hỗn hợp nguội. Uống 3 lần/ngày , mỗi lần 15ml-20ml.
17. Điều trị sán khí do hư thận
Ba kích, Quất hạch, Hoàng bá, Địa hoàng, Lệ chi hạch, Tỳ giải, Kim linh tử, Ngưu tất, Mộc qua, Kim linh tử, Hoài sơn.
18. Điều trị mộng tinh:
Ba kích thiên, Viễn chí, Hoàng bá, Bá tử nhân, Liên tu, Phúc bồn tử, Lộc giác, Thiên môn.
19. Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp:
Ba kích (bỏ lõi) 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 -20ml,lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu -Nghiệm Phương)
20. Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh, lưng đau, vô sinh (ở nữ) do Thận dương hư
12g Ba kích thiên, 6g Ngũ vị tử, 8g Nhân sâm, 16g Thục địa, Long cốt, Nhục thung dung, mỗi loại 12g tán thành bột, trộn mật làm thành viên 12g. Uống 2-3 lần/ngày
21. Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi
Ba kích, Nhục thung dung, Xuyên tỳ giải, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, mỗi vị 1 phần, Lộc thai 1 bộ đem tán nhuyễn, trộn với mật làm thành viên. Uống 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 12g với nước ấm.
22. Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù:
Ba kích, Ngưu tất, Đỗ trọng, Tục đoạn, mỗi loại 12g thêm 10g Tang ký sinh, 8g Sơn thù nhục, 16g Hoài sơn 16g đem sắc uống.
23. Chân tay lạnh, lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt
Ba kích, Bổ cốt, Tục đoạn mỗi loại 12g, 5 quả Hồ đào nhục sắc nước hoặc tán thành bột uống.
Cách sử dụng ba kích
Chúng ta ai cũng biết dùng Ba kích để ngâm với rượu, hay kết hợp với vị thuốc khác sẽ có rất nhiều tác dụng. Nhưng không phải ai cũng biết khi ngâm thì cần củ ba kích phải được bỏ lõi.
Sử dụng ba kích tươi: Rửa sạch để ráo, sau đó bỏ lõi bằng cách bóc thủ công: dùng dao nhọn, lực tay lấy bỏ lõi ra. Sau khi lấy được lõi của củ, bạn có thể ngâm rượu luôn hoặc sấy khô, 1kg ngâm cùng 2-4 lít rượu 45-50 độ, có thể cho thêm thìa nhỏ muối ăn để giảm độc tính của vỏ. Được 2 tháng mở nắp bình ngâm khuấy đều bằng đũa gỗ, 3 tháng là có thể sử dụng. Nếu đúng ba kích tìm chất lượng, ngâm được 20 ngày rượu sẽ ngã màu tìm nhật, đến 30 ngày thì sang màu tím đậm.
Sử dụng ba kích khô: Đem sao thêm với rượu, cam thảo, muối ăn.. ủ từ 1 đến 2 giờ rồi sao nhỏ khoảng 10 phút mới hạ thổ, 1kg ngâm với 6-8 lít rượu 35-40 độ. Trường hợp ngâm với dung dịch muối ăn 5% thì ủ từ 2 đến 4 giờ rồi sao vàng hạ thổ.
Lưu ý: Rượu ngã màu tím phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, mùa hè thì khoảng 20 ngày, còn mùa đông có thể mất tới 2 tháng.
Về cách dụng rượu: Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 100-150 ml, hoặc mỗi bữa uống 1 chén, ngày 2 bữa. Rượu ba kích hơi khó uống vì vậy lúc ngâm có thể cho thêm chén mật ong nhỏ để tăng vị ngọt dễ uống.
Những lưu ý khi sử dụng ba kích
Khi sử dụng ba kích bắt buộc phải bỏ phần lõi, để ráo nước trước khi bóc, chỉ lấy phần thịt của củ, vì lõi nó không tốt, có thể gây liệt dương.
Tuyệt đối không sử dụng khi bị rong kinh hoặc kinh sớm, người đại tiện táo bón, âm hư quá vượng. Rượu ba kích có tính hàn nên dùng nhiều đàn ông dễ bị tào tháo đuổi.